Cốc giấy, tô giấy, bát giấy, ống hút giấy hiện nay được sử dụng nhiều trên thị trường. Cốc giấy, ống hút giấy được sử dụng để thay thế cho cốc nhựa, ống hút nhựa nhựa dùng 1 lần. Để có được một sản phẩm cốc giấy chúng ta sử dụng hàng ngày thì giấy nguyên liệu phải trải qua nhiều công đoạn như: in, cắt, dập, phơi, đóng thùng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quá trình phơi, sấy cốc giấy, ống hút giấy.
Điều kiện sấy cốc giấy
Để sấy được cốc giấy ta phải có môi trường lý tưởng đảm bảo các yếu tố như: nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió. Dưới đây là các thông số phù hợp để sấy khô cốc giấy.
Nhiệt độ: Đối với các mặt hàng nông sản thì nhiệt độ càng cao thời gian sấy càng ngắn. Nhưng với cốc giấy, tô giấy thì nhiệt độ sấy phải được kiểm soát chặt chẽ bởi nếu nhiệt độ quá cao sẽ làm bong lớp keo của cốc, làm giảm kết cấu của cốc giấy, tô giấy. Nhiệt độ phù hợp để sấy cốc giấy từ 30-50 độ C.
Độ ẩm: Độ ẩm cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới độ bền của tô giấy. Độ ẩm quá thấp cũng sẽ làm bong lớp keo trên cốc giấy. Cốc giấy sau khi sản xuất chỉ sấy qua cho khô keo và bay bùi nên độ ẩm phù hợp là 5% đây cũng là độ ẩm tối thiểu của các loại máy sấy hiện nay. Vì thế, các bạn đừng lo máy sấy làm hỏng cốc giấy nhé.
Tốc độ gió: Đối với các loại nông sản thì tốc độ gió cao sẽ làm sản phẩm nhanh khô hơn. Nhưng đối với cốc giấy thì tốc độ gió cao quá sẽ làm những chiếc cốc của bạn bay tung té trên bầu trời. Vì thế khi sấy cốc giấy ta không nên sử dụng các loại máy sấy có tốc độ gió quá cao.
Máy sấy cốc giấy
Lưu ý khi sấy tô giấy.
Khi sấy cốc giấy, tô giấy ta nên lưu ý như sau:
- Khi sấy cốc giấy, không nên sếp cốc chồng lên nhau mà phải sếp tách riêng từng chiếc một. Đặt cốc đứng ngửa miệng lên trên.
- Máy sấy phải thoáng, có sự đối lưu gió giữa trong lòng máy và bên ngoài.
- Nhiệt độ sấy không quá cao mà chỉ nên sấy từ 30-50 độ C.
- Không nên sấy chung cốc giấy với các loại nông sản hay thực phẩm gây mùi khác như cá, tôm, tép…